Thuốc bôi chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Lưu ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
BS. Nam Khoa

BS. Nam Khoa

Chuyên khoa

Nơi công tác

Khoa khám bệnh & Nội khoa - Phòng khám nam khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (589 lượt đánh giá)

Người tham vấn : Tâm
Ngày viết : 18/03/2019

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng việc thực hiện nong quy đầu bằng tay hoặc dùng thuốc để bảo tồn bao quy đầu cho trẻ. Vậy có những thuốc nào điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thuốc bôi chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Đa phần trẻ em nam khi sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu. Đây là tình trạng bao da bó chặt lấy quy đầu không thể lộn khỏi quy đầu được. Hẹp bao quy đầu bao gồm hai loại:

Hẹp bao quy đầu sinh lí: Là tình trạng bao quy đầu trùm kín lấy đầu dương vật của trẻ nhằm bảo vệ quy đầu là lỗ niệu đạo nhưng về sau thì bao quy đầu sẽ tự tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu sinh lí không gây ảnh hưởng lướn tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Bố, mẹ chỉ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày để tránh xảy ra viêm nhiễm.

Hẹp bao quy đầu bệnh lí: Đây là tình trạng hẹp thực sự vì có sẹo xơ hình thành sau khi viêm nhiễm hoặc do bố mẹ tiến hành nong quy đầu không đúng cách gây nên. Lúc này bao quy đầu sẽ trùm kín đầu dương vật của trẻ và không thể lột xuống được. Đối với hẹp bao quy đầu bệnh lí cần tiến hành nong bao quy đầu cho trẻ để tránh viêm nhiễm cũng như không làm ảnh hưởng đến việc phát triển kích thước dương vật của trẻ sau này.

Tại sao nên bôi thuốc điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ

Có nhiều phương pháp để tiến hành điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ như: Kéo da quy đầu hàng ngày, bôi thuốc, tiểu phẫu nong bao quy đầu, phẫu thuật cắt bao quy đầu…Trong đó phương pháp bôi thuốc là một trong những phương pháp được khuyến khích sử dụng cho trẻ em bởi vì:

  • Ít gây đau đớn cho trẻ.
  • Hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm.
  • Dễ thực hiện.
  • Tiết kiệm chi phí.

Do đó bôi thuốc điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ là phương pháp bảo tồn mà các chuyên gia y tế khuyến khích phụ huynh nên thực hiện cho con em mình.

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu cho trẻ

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ phổ biến thường là nhóm thuốc có chứa corticosteroid.

Thuốc mỡ chứa steroid betamethasone 0,05%:

Cho thuốc ra tay và bôi lên phàn trong và ngoài của bao quy đầu. Trong trường hợp bao quy đầu quá hẹp thì cần đưa thuốc vào bên trong bằng cách kéo da quy đầu lên hoặc xuống vài lần. Nên bôi thuốc ngày từ 2-3 lần và bôi liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ đem lại hiệu quả. Steroid có trong thành phần thuốc giúp đẩy nhanh quá trình kéo căng da, làm cho da mỏng đi và kéo căng dễ dàng hơn. Chú ý nếu sử dụng liên tục trong 3 tháng mà không thấy hiệu quả thì nên ngưng điều trị và tìm phương pháp khác.

 Thuốc tetracyclin 1% hoặc betamethasone 0,05%:

Thông thường thuốc này thường được bác sĩ trực tiếp bôi cho trẻ tại bệnh viện. Sau khi gây tê, bác sĩ dùng một thông sắt nhỏ hoặc kìm cong, nong tách dính giữa hai lớp quy đầu và phần da bao bọc cho tới khấc quy đầu. Tiếp đó sẽ rửa sạch và bôi trơn bằng thuốc tetracyclin 1% hoặc betamethasone 0,05%. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho phụ huynh thực hiện phương pháp này tại nhà cho trẻ. Nên thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong vòng 1 tháng sẽ đem lại kết quả.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu cho trẻ

Để phương pháp này đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn không xảy ra biến chứng, phụ huynh khi bôi thuốc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Thực hiện nhẹ nhàng, không làm rách ra, không gây chảy máu để hạn chế xảy ra viêm nhiễm.
  • Phụ huynh cần kiên trì thực hiện không bỏ dở giữa chừng.
  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Để đạt được kết quả tốt hơn bạn có thể kết hợp giữa bôi thuốc và nong bao quy đầu bằng tay.

⇒ Dùng thuốc bôi điều trị hẹp bao quy đầu là một biện pháp tương đối an toàn với trẻ. Tuy nhiên nếu nhận thấy không có kết quả hoặc có biến chứng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị bằng phương pháp khác. Tránh để lâu có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ sau này.

Phòng Khám Nam Khoa Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Nam Khoa Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Hẹp bao quy đầu có gây vô sinh không?

Hẹp bao quy đầu có gây vô sinh...

Những bệnh lí về bao quy đầu cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của nam giới đặc biệt...

Xem chi tiết
Cắt bao quy đầu bao lâu thì quan hệ được?

Cắt bao quy đầu bao lâu thì quan...

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật khá đơn giản thường được chỉ định cho những trường hợp nam giới bị dài...

Xem chi tiết
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu có những tác hại như thế nào? Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Đó là băn khoăn,...

Xem chi tiết
Bao quy đầu như thế nào là bình thường?

Bao quy đầu như thế nào là bình...

Hỏi: Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi bao quy đầu như thế nào là bình thường? Cháu năm nay 19 tuổi,...

Xem chi tiết
Cắt bao quy đầu ở đâu?

Cắt bao quy đầu ở đâu?

Với những nam giới có các vấn đề về bao quy đầu thì việc lựa chọn địa điểm để tiến hành cắt bao...

Xem chi tiết

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !