
Khoa khám bệnh & Nội khoa - Phòng khám nam khoa Thành Đô - Bắc ninh
Theo thống kê có đến 96% trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây không phải là bệnh lý nên không cần điều trị. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì? Khi nào thì trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời.
Nội dung bài viếtThế nào là hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Theo ý kiến của các bác sĩ hẹp bao quy đầu ở trẻ em được chia ra làm 2 dạng:
Trẻ em nam khi sinh ra đều có lớp bao quy đầu hẹp, trùm kín lấy đầu dương vật. Chúng có tác dụng giúp bảo vệ lỗ tiểu và quy đầu dương vật của trẻ khỏi những tác nhân gây hại. Trong khoảng 3 năm đầu đời khi dương vật của bé to lên, lớp bề mặt da sẽ bong ra, tích tụ thành chất bợn nằm bên dưới bao quy đầu. Chúng giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu và tự tuột hẳn ra. Đây được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý.
Thông thường hẹp bao quy đầu sinh lý sẽ chấm dứt sau khi bé được 3 đến 4 tuổi. Lúc này tỉ lệ hẹp bao quy đầu giảm xuống còn khoảng 10%. Đến năm 16 tuổi thì chỉ còn khoảng 1%.
Hẹp bao quy đầu sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ do đó không cần can thiệp. Đồng thời phụ huynh không nên cố gắng tụt hoặc lạm dụng nong bao quy đầu vì sẽ gây đau, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ.
Nguyên nhân của hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý thường là do sẹo xơ gây nên. Sẹo xơ có thể bắt nguồn từ việc phụ huynh cố gắng nong bao quy đầu cho trẻ khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Việc cố gắng nong bao quy đầu có thể khiến cho quy đầu trẻ chảy máu, bao quy đầu bị dính trở lại tạo thành sẹo xơ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hoặc cũng có thể do việc vệ sinh không sạch sẽ bao quy đầu cho trẻ dẫn đến những viêm nhiễm tái phát nhiều lần tạo nên sẹo xơ.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Trẻ em khi bị hẹp bao quy đầu thường có những dấu hiệu sau:
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Tác hại của hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi nảy nở dẫn đến viêm nhiễm quy đầu. Các viêm nhiễm này có thể lây lan đến đường tiết niệu, thậm chí ảnh hưởng đến thận… Điều này khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra nếu không tiến hành nong bao quy đầu cho trẻ có thể khiến trẻ bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh ảnh hưởng đến quá trình phát triển dương vật sau này. Hẹp bao quy đầu kéo dài có thể khiến dương vật nhỏ hơn so với những bạn đồng lứa, nhỏ hơn so với tuổi , thậm chí gây cong vẹo dương vật.
Khi nào cần nong hoặc cắt bao quy đầu cho trẻ
Về thời điểm thích hợp để tiến hành nong, cắt bao quy đầu cho trẻ các bác sĩ khuyên rằng:
Phụ huynh không nên lo lắng và cũng chưa cần can thiệp nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu. Vì lúc này hẹp bao quy đầu ở trẻ thường là hẹp bao quy đầu sinh lý, hầu như không có biến chứng gì và sẽ tự tụt xuống sau 3-4 tuổi.
Trường hợp xuất hiện những biến chứng thì cần điều trị nhiễm trùng trước, chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi khi tắm hoặc sau khi trẻ đi vệ sinh.
Nếu như trong giai đoạn này bao quy đầu của trẻ chưa tự tụt xuống phụ huynh có thể tiến hành nong bao quy đầu bằng thuốc. Betamethasone 0,05% là loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này. Phụ huynh bôi thuốc lên bao quy đầu từ 1 đến 2 lần 1 ngày trong khoảng 4 đến 6 tuần sẽ thấy có kết quả.
Những trường hợp trẻ trên 4 tuổi mà vẫn chưa tự lột bao quy đầu, sau khi tiến hành nong bao quy đầu bằng thuốc mà không có hiệu quả thì cần tiến hành cắt bao quy đầu.
Đặc biệt là khi có dấu hiệu viêm nhiễm, bao quy đầu bị căng phồng khi tiểu thì nên thăm khám và tiến hành cắt bao quy đầu sớm cho trẻ.
Tuy nhiên trường hợp bị hẹp bao quy đầu nhẹ không ảnh hưởng lớn đến trẻ thì có thể để đến khi bắt đầu dậy thì rồi tiến hành cắt bao quy đầu đơn giản bằng gây tê tại chỗ.
Cách phòng tránh hẹp bao quy đầu cho trẻ em
Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu cần lưu ý một số vấn đề sau
Lưu ý: Với bệnh lý hẹp bao quy đầu, điều trị ưu tiên hàng đầu vẫn là dùng thuốc và chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Chỉ những trường hợp mà các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả mới cần can thiệp từ đơn giản như nong đến phức tạp hơn là cắt. Vì vậy trước khi tiến hành cắt bao quy đầu cho trẻ phụ huynh cần cân nhắc kĩ vấn đề này. Đồng thời tiến hành nong bao quy đầu tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nong đúng kĩ thuật. Khi muốn cắt bao quy đầu cho trẻ cũng cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn, có tay nghề để thực hiện. Có như vậy mới hạn chế được việc xảy ra những biến chứng và đảm bảo an toàn cho trẻ.